Ngày đăng

Thời trang Hàng Hiệu: Sự khác biệt giữa sao chép bản quyền và lấy nguồn cảm hứng

Xin chào mọi người. Dạo này, mình thấy trên mạng xã hội có nhiều bài viết nói về việc ăn cấp chất xám từ người  các tổ chức,cá nhân khác. Một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ , để làm rõ cũng như phân định rõ ràng những ranh giới liên quan cho nên hôm nay mình xin phép bày tỏ một bài viết tập chung kĩ hơn, giải thích sự khác biệt giữa sao chép và lấy nguồn cảm hứng. Một ranh giới rất mong manh, nếu không nắm rõ  những nguồn vốn kiến thức nhất định thì việc vi phạm là rất dễ xảy ra . Nên để tránh bị tố là ăn cắp bản quyền thì bạn hãy tham khảo và tránh một số điều mà mình đã liệt kê ở bài viết dưới đây. Mình cũng như phần đông những người đã , đang và sẽ bỏ ra công sức , thời gian tạo ra những thiết kế, bản quyền không mong các bạn sẽ ủng hộ những tổ chức đã phớt lờ và có hành vi ăn cắp thành quả lao động, chất xám của người khác mà còn dùng những lời lẽ biện minh hợp lí hoá cho hành động của mình. Hãy tẩy chay họ vì một cộng động không ăn cắp chất xám, tôn trọng và luôn sáng tạo lành mạnh. Đây là một bài viết trên lập trường công bằng, không thiên vị hay thù địch bất kì tổ chức cá nhan nào . mong mọi người tham khảo và góp ý theo chiều hướng tốt để cùng phát triển. Lời sau cùng xin được cảm ơn các bạn vì đã ủng hộ!

Copying

Có những trường hợp tốt và thậm chí được khuyến khích sao chép tác phẩm của người khác. Nói chung là copying được chấp nhận để cho việc học, trao dồi kinh nghiệm. Sao chép từ các nghệ sĩ là một phần được nhiều người chấp nhận trong quá trình học tập. Việc copying sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quá trình một thứ gì đó được tạo ra, bạn sao chép chúng gần giống nhất có thể và học hỏi kinh nghiệm thông qua quá trình tạo ra chúng.

Một số hành vi thường được cho rằng là sao chép bản quyền :

  • Khi bạn để ý đến nhiều chi tiết và cố gắng làm giống chúng. Bạn đã cố tình sản xuất sao cho giống bản gốc nhất có thể.
  • Bạn có suy nghĩ “tôi ước gì tôi chỉ lấy thứ này và sử dụng cho app cá nhân/web page/ nhiều thứ khác”
  • Lập lên kế hoạch làm thế nào để thay đổi những thứ của bạn để sao cho hợp với những thứ bạn truy tìm từ trên mạng/sách vở/ người khác.

Hành động được cho rằng là lấy nguồn cảm hứng. Ví dụ như :

  • Bạn tự hỏi chính bản thản rằng bạn làm thứ này cho riêng bạn và thành thật với bản thân. Không vì lợi ích cá nhân như kinh doanh, thương mại.
  • Hãy suy ngẫm những việc bạn làm, vì sao bạn thích chúng, những giá trị gì mà chúng đã đem tới cho bạn thay vì chỉ mê vẻ bề ngoài của chúng. Phải có mục đích rõ rang.
  • Hãy thay đổi sao cho hợp với suy nghĩ , khả năng của mình.
  • Hãy giữ nội dung tác phẩm được lấy cảm hứng trong đầu khi bạn làm việc, chứ không phải trong tầm nhìn. Cố gắng không làm giống như bản gốc. Quan trọng là nội dung/ ý nghĩa, không phải là bề ngoài.

Hành vi sao chép giúp rèn luyện kỹ năng của bạn. Ví dụ như :

  • Các nhạc sĩ đã học cách chơi các đoạn nhạc chính xác như những gì họ đã nghe. Họ tập qua tập lại sao gần đúng nhất có thể.
  • Họa sĩ sáng tạo ra nhiều biến thể dựa trên những tác phẩm của những bậc thầy nghệ thuật và sao chép nét vẽ hoặc tông màu từ bản gốc.
  • Những nhà developers đã đánh ra tất cả các dòng code mà họ đã tìm thấy trong một cuốn sách hoặc từ một trang web họ đã từng lướt qua. Chủ yếu để học hỏi.
  • Nhà thiết kế lấy nguồn cảm hứng từ cái đường kẻ, màu sác dựa trên những tác phẩm đã truyền cảm hứng cho họ.

Sẽ được coi là ổn nếu bạn sao chép để trau dồi kinh nghiệm, nhưng bạn không thể sao chép tác phẩm của ai đó hoặc thêm bớt chỉnh sửa và biến nó thành của riêng bạn cho mục đích thương mại và kiếm lời của bản thân. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng điều đó là sai và đó là một phần lý do luật bản quyền vẫn còn tồn tại. Luôn luôn có một mối nguy hiểm, khi chúng ta nhầm lẫn giữa sao chép và lấy nguồn cảm hứng. Bạn có thể vượt quá mức được gọi là lấy nguồn cảm hứng và bị tố là sao chép bản quyền. Vậy làm thế nào chúng ta biết ta đang dừng đúng vị trí và không vượt quá xa?

Lấy nguồn cảm hứng rằng tránh bị tố sao chép

Có một số điều chúng ta có thể làm để đảm bảo chúng ta tránh bị tố ăn cắp bản quyền những tác phẩm đã truyền cảm hứng cho chúng ta. Mọi thứ bắt đầu với nơi mà ta lấy nguồn cảm hứng. Tác phẩm của bạn càng khác so với tác phẩm lấy cảm hứng, khả năng bạn bị tố sao chép sẽ càng ít.

Thay vì lấy cảm hứng từ thiết kế của một tác phẩm ai đó, hãy thử lấy cảm hứng các thứ theo nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể lấy cảm hứng từ thiết kế của một chiếc xe hơi hoặc một món trang trí nội thất. Lấy cảm hứng từ cách bố trí của một bài báo hoặc tông màu của một bức tranh. Ngay cả khi bạn ra ngoài đường để sao chép một thứ gì đó như xe hơi, đồ đạc, tạp chí hoặc tranh vẽ chẳng hạn. Thiết kế của bạn sẽ không được coi là ăn cắp chất xám vì nó không hề giống với tác phẩm gốc mà bạn đã lấy nguồn cảm hứng.

Vào những thời điểm khi bạn vẽ một thứ gì đó dựa trên nguồn cảm hứng từ thiết kế của ai đó. Hãy suy ngẫm thử điều gì đã làm lay động bạn. Cố gắng hiểu những điều cụ thể đã đem lại cho bạn nguồn cảm hứng và lý do bạn chọn chúng là gì. Chúng ta nên biết chúng ta đang làm gì và mục đích của chúng ta là gì. Không ai hiểu rõ mình bằng chính mình bằng chính bản thân chúng ta . cho nên việc suy nghĩ sao cho thông suốt lại là một việc khá quan trọng.

Mỗi thiết kế chắc chắn sẽ có một số điểm chung, tương đồng với thiết kế đã tồn tại trước đây. Sẽ có một số thứ chúng ta đã tạo ra những thứ dĩ nhiên giống nhau vì format nó vốn dĩ là như thế. Ví dụ, website của chúng ta đều có header ở đầu trang và footer ở cuối trang, nhưng cách chúng được thiết kế đều không hề giống nhau. Trong mỗi chúng ta đều có sức mạnh đủ để đặt chính mình vào tác phẩm và thiết kế đủ độc đáo, sáng tạo.

Tôi nghĩ điều cuối cùng tôi muốn nói đến là hãy nhìn mặt tốt từ tác phẩm người khác và hãy tạo tác phẩm riêng cho mình tốt nhất có thể và cố hết sức hiểu rằng tại sao bạn nghĩ chúng tốt. Đừng sao chép những điểm tốt hoàn toàn từ tác phẩm khác. Hãy tìm kiếm những ưu điểm ở phần cốt lõi của nó và lọc nó thông qua chính bạn. Kết hợp các ý tưởng của người khác theo suy nghĩ của bạn và tác phẩm của bạn. Những thứ đó được kết hợp với lời diễn đạt của bạn và sẽ trở trành một điều gì đó khác biệt, độc đáo , mang linh hồn của chính ý tưởng bạn thổi vào . Và điều đó sẽ làm bạn – tác phẩm của bạn trở nên riêng biệt và đặc biệt. Đó là cách chúng trở thành nguồn cảm hứng và không phải là một bản sao. Sử dụng những gì truyền cảm hứng cho bạn, xây dựng trên đó làm sao để người khác nhìn vào đứa con tinh thần đó lại có thể nhận ra người cha tạo nên và từ tác phẩm của bạn để tạo nên những nguồn cảm hứng sau này , Đó mới là hay !

Tóm tắt

Chúng ta học và phát triển một phần nhờ vào việc học hỏi từ người khác. Đó không phải là một điều xấu, nếu ta biết cách thực hiện. Nhưng nếu bạn lấy tác phẩm của người khác và tự nhận là của bạn, thì hoàn toàn sai. Bạn có thể sao chép những tác phẩm chỉ dành cho mục đích học tập hoặc giúp bạn phát triển tiếng nói với tư cách là một nhà thiết kế, nhưng hãy cố gắng đứng xa ranh giới được lấy cảm hứng và sao chép khi bạn đi làm việc và có tính phí cho ai đó.

Khi bạn thiết kế dựa trên nguồn cảm hứng từ tác phẩm trên mạng, hãy suy nghĩ nghiêm túc để hiểu rõ điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn và tại sao. Lấy nguồn cảm hứng và chuyển hóa nó theo suy nghĩ của bạn, thay vì sao chép kết quả cuối cùng một cách trực tiếp. Hãy tập xác định những gì đã truyển cảm hứng cho bạn từ phần cốt lõi .

Khi bạn hoàn thành tác phẩm của mình, hãy quay lại những website bạn đã truy cập để lấy nguồn cảm hứng và thực sự nhìn vào tác phẩm họ và tác phẩm bạn. Hãy thành thật nếu tác phẩm của bạn và tác phẩm của họ nhìn quá giống nhau, Vậy thì … anh bạn hãy mạnh dạn chỉnh sửa hoặc tạo lại đứa con này từ những bước đầu tiên , nên nhớ thổi cái hồn riêng biệt của mình vào chúng . Vì suy cho cùng , những đứa con hình hài nhang nhác nhau thậm chí là giống nhau lại thuộc về những người cha khác nhau thì cũng hơi kì lạ Phải không ?

Không ai nên nhìn vào tác phẩm của bạn và nghĩ chúng là bản sao từ một tác phẩm khác. Nếu có sự kết nối giữa tác phẩm bạn với tác phẩm được lấy cảm hứng, thì điều đó hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng họ không bao giờ nên nghĩ đến cái từ “copy”, vì nó không phải như vậy.

Tại sao có một số bức tranh được in trên mẫu thiết kế nhưng vẫn không bị tố là ăn cắp bản quyền?

Khi bạn tìm kiếm những bức tranh vẽ hay bức ảnh chụp nào từ trên mạng để in lên tác phẩm của bạn. Bạn phải cần lưu ý nếu bức hình đó được lưu trữ trên những tên miền cộng đồng hay thuộc giấy phép Creative Commons.

Thì lúc đó bạn có thể sử dụng hình ảnh đó và không lo bị tố ăn cắp bản quyền vì đó là tải sản cộng đồng. Mọi người có thể sử dụng chúng thoải mái. Nếu chúng không đạt hai điều kiện trên, nếu bạn sử dụng hình ảnh đó cho mục đích cá nhân kể cả thương mại thì bị coi là bất hợp pháp và bị tố ăn cắp bản quyển. Dù bạn có cố gắng chỉnh sửa hay cắt xén đi chăng nữa, phạm pháp vẫn là phạm pháp. Để tránh bị tố ăn cắp bản quyền, khi tìm kiếm hình ảnh, bạn hãy bấm vào chức năng “Search Tools” và tìm kiếm “Usage Rights”. Bạn cũng có thể lấy những hình ảnh từ những trang web với public domain hay hình ảnh thuộc giấy phép Creative Commons.

Tác phẩm Mona Lisa có bản quyền hay không?

Tác phẩm Mona Lisa xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể tìm chúng ở những thứ thân thuộc như ly nước, nón, áo, case iphone,… Đặc biệt, nếu bạn trong giới streetstyle, bức tranh Mona Lisa nằm trên chiếc áo thun của thương hiệu Off-White và Supreme.

Chúng không hề xa lạ với chúng ta nữa. Mona Lisa là tác phẩm không có bản quyền nên chúng ta có thể sử dụng không cần xin phép vì bức tranh được ra đời trước khi luật bản quyền được áp dụng. Một điều bạn nên ghi nhớ rằng nếu bạn thiết kế ra sản phẩm dựa trên nguyên tác Mona Lisa, bạn vẫn có thể đăng ký bản quyền nếu có nhiều điểm khác so với bản chính gốc của Leonardo da Vinci. Bạn vẫn có quyền tố người khác nếu họ làm một sản phẩm y chang mình cho dù có bức tranh Mona Lisa vì những chi tiết khác ngoài bức tranh Mona Lisa đều na ná như bạn. Không chỉ bức tranh Mona Lisa, mà những tác phẩm sau đây không bị rằng buộc bởi luật bản quyền, bạn có thể sử dụng mà không cần xin phép như những tác phẩm cổ điển của William Shakespeare, Lewis Carroll, Jane Austen, Ludwig van Beethoven, và Sir Arthur Conan Doyle.

Tác giả: Vy Lê

Nguồn trích dẫn :

Bradley, Steven. “The Line Between Inspired By And Copied From And How To Stay On Its Right Side.” Vanseo Design. May 30, 2013. Accessed July 18, 2018. https://vanseodesign.com/web-design/inspired-by-copied-from/.

Oivio, Emma. “When Does Inspiration Become Copying?” When Does Inspiration Become Copying?(blog), November 20, 2012. Accessed July 18, 2018. https://www.quora.com/When-does-inspiration-become-copying.

Chee, Jasmine. “7 Thắc Mắc Phổ Biến Về Bản Quyền Hình ảnh.” Brands Vietnam. April 13, 2017. Accessed July 18, 2018. http://www.brandsvietnam.com/12137-7-thac-mac-pho-bien-ve-ban-quyen-hinh-anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *